Cùng với công tác dập dịch và khống chế bệnh
dịch tả heo Châu Phi (ASF) lây lan, những ngày qua, các ngành chức năng còn thực
hiện tốt công tác hỗ trợ những hộ chăn nuôi có heo bị bệnh và tiêu hủy nhằm
giúp bà con vượt qua khó khăn về kinh tế. Ghi nhận tại huyện Thống Nhất, địa
phương có số hộ chăn nuôi heo bị bệnh và tiêu hủy do dịch tả heo Châu Phi lớn
nhất tỉnh Đồng Nai.
Khi phát hiện
ra đàn heo hơn 100 heo nái và heo thịt của gia đình mình bị nhiễm dịch tả heo
châu Phi gia đình ông Nguyễn Văn Thể, hộ chăn nuôi tại ấp Võ Dõng 1, xã Gia Kiệm
huyện Thống Nhất rất buồn nhưng để đảm bảo
cho công tác phòng chống dịch của địa phương gia đình ông Thể đã lập tức báo cho
chính quyền sở tại để tiến hành tiêu hủy đàn heo theo quy định, đợt tiêu hủy
này đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của gia đình ông Thể. Tuy nhiên chỉ một thời
gian ngắn sau gia đình đã được nhận 500 triệu đồng tiền hỗ trợ của nhà nước từ
việc heo bị tiêu hủy do dịch ASF. Với khoản tiền hỗ trợ này đã giúp gia đình
ông giảm bớt đi phần nào khó khăn trước mắt đó là trả nợ được số tiền cám của
các đại lý. Cải tạo chuồng trại để chuẩn bị nuôi dê.
Ông Nguyễn Văn
Thể- ấp Võ Dõng 1, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất cho biết: “Trước tiên là tôi cũng thay mặt gia đình cảm
ơn Chính phủ, Nhà nước, trong cái thời gian vừa rồi là heo bị dịch như vậy thì
nhà nước và Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho bà con chăn nuôi chúng tôi,
thực sự chúng tôi cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc. Đến khi mà như con người
mà đang là muốn chết đuối vậy mà nhà nước đã thả phao như vậy, cứu bà con như vậy,
thực sự chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Còn tương lai sắp tới đây thì, hiện
tại chúng tôi chưa nghĩ đến thả lại một con gì hết, tương lai chúng tôi đang
tìm hiểu về con dê, tới đây chúng tôi cũng sẽ nuôi thử một ít xem như thế nào?”

Ông Nguyễn Văn Thể rất vui mừng khi được nhà nước hỗ trợ một phần thiệt hại do dịch tả heo Châu Phi gây ra
Cũng giống như
gia đình ông Thể, trọng đợt dịch tả heo châu Phi vừa qua gia đình bà Đinh Thị
Hường, ngụ ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm cũng phải tiêu hủy đi đàn heo của gia đình.
Theo bà Hường, quy trình kiểm tra dịch bệnh và tổ chức tiêu hủy heo bị dịch được
chính quyền địa phương thực hiện rốt ráo. Bà rất yên tâm khi được minh bạch mọi
thông tin về hồ sơ, thủ tục, tiền hỗ trợ sau đó được chuyển vào tài khoản của
bà một cách nhanh chóng. Số tiền bà nhận được tuy không nhiều nhưng cũng phần
nào giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Hiện bà đang cải tạo lại chuồng
nuôi heo trước kia để chuyển sang nuôi gà.
Bà Đinh Thị Hường
ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất vui vẻ nói: “Heo nhà tôi bị tả châu Phi đó thì cũng báo chính quyền thì cũng lập
biên bản, hỗ trợ cho tôi được một số tiền là 47 triệu 700. Gia đình tôi rất cảm
ơn chính quyền đã hỗ trợ cho gia đình tôi số tiền, tuy rằng không lớn nhưng
cũng giúp cho gia đình trang trải cám bã này kia”.

Bà Đinh Thị Hường - Người chăn nuôi tại ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm bị thiệt hại
do dịch tả heo Châu Phi, nhưng đã được nhà nước hỗ trợ
Theo thống kê
của Phòng NN&PTNT huyện Thống Nhất cho biết, Thống Nhất tuy là huyện có số
heo tiêu hủy do dịch ASF thuộc tốp đầu của tỉnh, đến nay đã có trên 700 hộ trên
tổng số 3000 hộ chăn nuôi của huyện bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo Châu Phi với
hơn 94 ngàn con heo bị tiêu hủy. Tổng số tiền phải hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi
là gần 110 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã chi trả được hơn
72 tỷ đồng cho gần 500 hộ chăn nuôi bị thiệt hại đạt 66,2%. Các trường
hợp còn lại đã hoàn tất hồ sơ để sớm chi trả cho người chăn nuôi. Tuy nỗ lực thực
hiện nhanh việc chi trả nhưng mỗi điểm tiêu hủy, địa phương đều tổ chức đoàn
giám sát với đầy đủ các thành phần nhằm đảm bảo tính minh bạch cũng như đúng về
quy trình, thủ tục chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Ông Ngô Thanh
Tùng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thống Nhất cho biết : “Cứ hàng tuần thì ban chỉ đạo dịch tả heo
châu Phi của huyện lại họp một lần, trong đó giao cho Phòng nông nghiệp &
PTNT đánh giá toàn bộ quá trình tiêu hủy cũng như hỗ trợ, do vậy Phòng Nông
nghiệp cũng phối hợp với Phòng tài chính xem thử trong tuần qua hỗ trợ như thế
nào? Bao nhiêu hộ? Ở xã nào? Thứ 2 là Phòng Nông nghiệp cũng nêu ra những cái hộ
mà quá 15 ngày mà chưa được hỗ trợ báo cáo cụ thể với ban chỉ đạo, để chỉ đạo với
từng xã. Thứ ba là Phòng Tài chính- Kế hoạch bố trí riêng một chuyên mảng để
thu nhận hồ sơ, đọc xử lý hồ sơ. Và đề xuất hướng tiêu hủy. Do vậy thời gian
qua huyện Thống Nhất tốc độ hỗ trợ tương đối so với các huyện khác trên địa
bàn, đến giờ phút này chưa có người dân nào phàn nàn về việc hỗ trợ chậm”.

Ông Ngô Thanh Tùng- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Với những cách
làm của huyện Thống Nhất đang áp dụng trong việc chi trả tiền hỗ trợ cho người
chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi đã phần nào giúp người chăn
nuôi giảm bớt được rất nhiều khó khăn trước mắt, phần nào giúp người chăn nuôi
có vốn để chuyển đổi nghề nghiệp.
Triệu
Quyên – Bá Trực