ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN TRONG DỊP TỔ CHỨC
NGÀY HỘI “ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC” NĂM 2019
(Kèm theo Hướng dẫn số 01
/HD-MTTW-BTT, ngày 25/9/2019)
1. Tuyên truyền về lịch sử truyền thống của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và vai trò của Mặt trận trong thời kỳ mới
- Trải qua 89 năm ra đời
và phát triển, với nhiều tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, từ Hội Phản đế
đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đến Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy truyền
thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của
mọi người Việt Nam, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận
thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đem lại tự
do, hạnh phúc cho đồng bào.
- Cùng với quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, Mặt trận đã không ngừng
được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã có những cống hiến
xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần
thứ IX về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường củng cố liên minh chính trị, xây dựng
và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh
thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ
vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức thành viên và
các tầng lớp Nhân dân tham gia giám sát và phản biện xã hội; đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí; mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân, tăng cường
đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao hiệu quả
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ nêu
trên.
2. Tuyên truyền lịch sử, truyền thống vẻ vang của địa phương, cộng đồng dân cư nơi
tổ chức Ngày hội:
- Khái quát, ngắn gọn về lịch sử hình thành, phát triển của địa
phương, cộng đồng dân cư.
- Những tấm gương có nhiều
đóng góp xây dựng địa phương, cộng đồng dân cư qua các thời kỳ.
- Truyền thống sinh hoạt, văn hóa tốt đẹp của địa phương, cộng
đồng dân cư.
3. Tuyên truyền các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng xây dựng địa
phương, cộng đồng dân cư
- Thời gian qua, hưởng ứng các cuộc vận động,
phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, nhiều địa phương, cộng đồng dân cư có
nhiều cách làm sáng tạo; nhiều mô hình được xây dựng có hiệu quả; huy động tiềm
năng, sức sáng tạo, tinh thần tự nguyện tham gia của các tầng lớp nhân dân,
đoàn viên, hội viên khắc phục khó khăn, đóng góp các nguồn lực phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thông qua các cuộc vận động, phong trào thi
đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều tập thể, hộ gia đình, cá nhân
tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở,
khu dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh” như:
+ Khu dân cư, Chi hội:
.......................................................................
+ Gia đình ông
(bà):............................................................................
+ Cá nhân:
........................................................................................
4. Tuyên truyền về Ngày hội Đại đoàn kết toàn
dân tộc
- Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức ở cộng đồng dân
cư vào dịp ngày 18/11 hằng năm. Tùy thuộc tình hình thực tế, Ngày hội tổ chức
theo phạm vi, quy mô: Khu dân cư, liên khu dân cư, các khu dân cư trong toàn
xã, phường, thị trấn.
- Mục đích, ý nghĩa ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc:
+ Thiết thực kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(18/11).
+ Đánh giá và biểu dương các điển hình tiêu biểu thực hiện các
cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư, trọng tâm là
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
+ Góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp, củng cố và phát huy sức
mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao vai trò của Mặt trận trong thời
kỳ mới,
hưởng ứng Chương trình hành động của Đại hội Mặt trận các cấp và Nghị quyết Đại
hội Mặt trận toàn quốc lần thứ IX.
- Tổ chức các hoạt động thiết thực xây dựng cộng đồng dân cư ngày
càng đoàn kết, giàu đẹp: Tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, cán
bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ; xây dựng, khánh thành Nhà
đại đoàn kết, công trình dân sinh ở cộng đồng; trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh, chỉnh trang khu dân cư sạch,
đẹp; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng./.
UB
TRUNG ƯƠNG MTTQVN
Nguồn "Trang TTĐT MTTQVN"