Thống Nhất là địa phương có
ngành chăn nuôi heo phát triển đứng đầu trong toàn tỉnh, đặc biệt là khu vực 5
xã vùng Kiệm Tân. Chính vì vậy, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế
biến các sản phẩm từ thịt heo ở đây rất nhộn nhịp. Song song đó, một trong
những mặt trái vẫn còn tồn tại ở địa bàn này là tình trạng buôn bán, vận chuyển
tiêu thụ heo chết.
Theo quy định, nếu heo bị
chết vì bất kỳ lý do nào thì cần được xử lý bằng cách tiêu hủy hay chôn lấp mà
không được vận chuyển ra bên ngoài. Hoặc nếu phải vận chuyển ra bên ngoài thì
cần có các biện pháp bảo quản đúng quy định nhằm tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
Tuy nhiên, bất chấp các quy
định của pháp luật, tình trạng vận chuyển heo chết vẫn diễn ra ngang nhiên và
công khai trên địa bàn 5 xã vùng Kiệm Tân nói riêng và huyện Thống Nhất nói
chung.
Trong hình là một người đàn ông trung
niên đang điều khiển xe mô tô lưu thông trên tuyến quốc lộ 20 đoạn đi qua địa
bàn ấp Nam Sơn xã Quang Trung, huyện Thống Nhất theo hướng Dầu Giây- Định Quán.
Phía sau xe máy có chở một con heo nặng khoảng 30 kg đã chết da đã ngả màu nhợt
nhạt, không được bao bọc theo đúng quy định.

Ngang nhiên chở heo chế trên đường
Câu hỏi đặt ra là những con
heo chết này sẽ được vận chuyển đi đâu, làm gì? Giả sử những con heo chết này
được chế biến thành thực phẩm cho người thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân. Đặc biệt là trong thời điểm người dân đã bị thiệt hại nặng nề bới dịch tả
heo Châu Phi. Nếu cứ để tình trạng vận chuyển heo chết này diễn ra thì tiềm ẩn
nguy cơ rất lớn bùng phát dịch tả heo Châu Phi trở lại.
Thiết nghĩ rất cần sự vào
cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn tình
trạng mua bán, vận chuyển, tiêu thụ heo chết để tránh nguy cơ lây nhiễm dịch
bệnh cho heo và đảm bảo cho người tiêu dùng được tiếp cận nguồn thịt sạch.
Bá Trực