Sau khi dịch tả
heo châu Phi cơ bản được khống chế, cùng với các biện pháp an toàn sinh học đã
được ban hành, nhiều người chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất đã bắt
tay vào công tác tái đàn heo.
Trang trại nhà ông Trần A Sáng ở ấp 3
xã Lộ 25 trước khi có dịch xảy ra có công xuất nuôi khoảng 100 con heo thịt và
heo nái, trong đợt dịch vừa qua gia đình ông cũng thiệt hại một một khoản tiền
khá lớn khiến ông phải treo chuồng một thời gian khá dài. Sau khi dịch tả heo Châu
Phi được cơ bản khống chế. Nhờ vào số tiền được nhà nước hỗ trợ ông đã đăng ký
với chính quyền về việc tái đàn heo, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Tuy
nhiên, đến thời điểm hiện tại ông cũng không dám xuống giống ồ ạt mà chỉ mới
dám nuôi thử nghiệm với 4 con heo nái. Khi những con heo nái này sinh sản thì
cung cấp heo con để gia đình tự nuôi chứ không dám mua giống bên ngoài.
Ông Trần A Sáng, hộ chăn nuôi heo tại ấp
3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất cho biết :“ Heo
thì nuôi càng ngày càng bệnh nhiều nhưng tuân thủ theo luật mà tái đàn bây giờ
ý thì bây giờ thuốc men là phải nhiều, Nhiều khi tuần xịt hai lần vào chiều tối.
Còn phòng ngừa vaccin là bây giờ đẻ ra là vavcin từ lúc bầu là đủ hết, còn bỏ qua
bước ngừa bệnh là nuôi tái đàn khó tái lắm”.

Ông Trần A Sáng, hộ chăn nuôi heo tại ấp 3, xã Lộ 25 đang rắc vôi bột để khử trùng chuồng trại
Cũng giống như ông Sáng, gia đình ông Vũ
Đức Rật ở ấp 4 xã Lộ 25 trước khi đăng ký tái đàn heo đã đầu tư một số tiền khá
lớn để mắc mùng cho đàn heo bằng việc lắp đặp hệ thống lưới che chắc toàn bộ
khu vực chuồng nuôi heo rộng gần 1 ngàn mét vuông của gia đình. Cùng với đó là
trang bị hệ thống quạt thông gió, treo biển hạn chế người lạ vào khu vực chăn
nuôi. Một việc làm quan trọng khác là việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại bằng
các thuốc sát trùng để bảo vệ cho đàn heo của gia đình. Ngoài ra, một kinh nghiệm
được ông Rật đúc rút ra đó là không nên thả mật độ heo nuôi trong một chuồng
quá dày, theo đó trước khi có dịch xảy ra, mỗi ô chuồng nhà ông nuôi đến 15 con
heo thịt thì nay chỉ dám thả 10 con.
Ông Vũ Đức Rật, hộ chăn nuôi heo tại ấp
4 xã Lộ 25, huyện Thống Nhất nói:“Quan trọng nhất là mình khử trùng, khử trùng
thường xuyên và vệ sinh chuồng trại, sau khi heo bị dịch tả heo châu phi xong
thì gia đình để trống chuồng trong thời gian 6 tháng, trong thời gian đó thì
gia đình khử trùng, rắc vôi rồi xịt hóa chất, sau đó mới gây giống lại thì đã được
một chuyến đã xuất chuồng, đến nay là đang chuyến thứ 2”
Ông Ngô Thanh Tùng- Trưởng phòng NN-
PTNT huyện Thống Nhất cho biết: “Các biện
pháp trong thời gian qua thứ nhất UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn
tái đàn qua các hội nghị, qua đài truyền thanh, trong năm vừa qua tổng cộng mở
được 8 hội nghị lớn gặp trực tiếp người chăn nuôi để hướng dẫn công tác tái
đàn. Nội dung thứ 2 chúng tôi thực hiện là chăn nuôi an toàn sinh học hướng dẫn
bộ tiêu chí của Bộ NN-PTNT cho người dân nắm và thực hiện. Nếu chăn nuôi an
toàn sinh học thì việc mắc dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giảm xuống. Thứ 3 là
chúng tôi đang thực hiện vùng an toàn dịch cho heo trên địa bàn huyện Thống Nhất.
Thứ 4 là chúng tôi ưu tiên phát triển đàn giống vì có đàn giống thì người chăn
nuôi sẽ giảm giá thành người chăn nuôi có lãi. Thứ 5 chúng tôi cố gắng chuyển
giao khoa học công nghệ để giảm bớt dịch sẽ lây lan”.

Việc tiêu độc khử trùng cho đàn heo luôn được ông Vũ Đức Rật triển khai để bảo vệ đàn heo của gia đình
Theo
thống kê của huyện Thống Nhất, sau khi dịch tả heo châu Phi được khống chế, đến
nay người chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng bắt đầu công tác tái đàn heo, nhưng
vẫn còn khá “dè dặt” hiện mới chỉ có có 189 hộ đăng
ký tái đàn, với tổng đàn heo gần 13 ngàn con. Đến nay tổng đàn heo trên địa bàn
huyện 170,9 ngàn con, bằng 86% so với cùng kỳ.
Bá Trực