Thứ 6 - 26/02/2016
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Toàn dân tham gia cài đặt ứng dụng VNeID và kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Toàn dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây

Vị trí địa lý


1. Vị trí địa lý: Căn cứ Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Thống Nhất, địa giới hành chính của huyện Thống Nhất được xác định như sau:

* Tọa độ địa lý:

- Từ 107o03’4’’ đến 107o15’42’’ độ vĩ Bắc;

- Từ 10o51’11’’ đến 10o50’58’’ độ kinh Đông.

* Ranh giới hành chính:

- Phía Đông tiếp giáp với thị xã Long Khánh.

- Phía Tây tiếp giáp với huyện Trảng Bom.

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành.

- Phía Bắc tiếp giáp với huyện Định Quán.

2. Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn là: 

- Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Bàu Hàm 2, Lộ 25, Hưng Lộc, thị trấn Dầu Giây, Xuân Thiện. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.724 ha và tổng dân số năm 2013 là 161.500 người, mật độ dân số 612 người/km2. Tuy nhiên mật độ dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đồng đều giữa các xã, tập trung đông dân nhất là khu vực các xã Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, phân bố tập trung dọc theo Quốc lộ 20.

- Trung tâm hành chính của huyện nằm ở phía Đông Bắc ngã ba Dầu Giây, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 68km, Tp. Biên Hoà khoảng 30km và nằm cạnh giao điểm của các tuyến Quốc lộ 1 - Quốc lộ 20 và trong tương lai sẽ có tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Dầu Giây  - Liên Khương

3. Với vị trí địa lý nêu trên, huyện có những lợi thế và hạn chế như sau:

- Về lợi thế:

+ Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su…

+ Huyện là nơi hội tụ các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Nam Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp. Tranh thủ sự  trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, phát triển mạnh dịch vụ - thương mại.

+ Những năm trước mắt, huyện sẽ có lợi thế để trở thành vành đai thực phẩm để phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp, phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc và chăn nuôi tập trung.

+ Do gần các khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Về hạn chế:

Vị trí địa lý của Huyện cũng nảy sinh nhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội và kiểm soát lây lan dịch bệnh từ bên ngoài, sức hút cạnh tranh thu hút đầu tư giai đoạn đầu có thể bị phân tán bởi nhiều khu công nghiệp tại các huyện lân cận như Trảng Bom, Long Thành, Long Khánh, nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư.

Các đơn vị hành chính:

Huyện có 10 xã, xã có diện tích lớn nhất là xã Quang Trung, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Gia Tân 2. Các xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A và QL 20 (ngoại trừ xã Lộ 25 và xã Xuân Thiện) rất thuận lợi trong việc giao thông giữa các vùng.

4. Điều kiện khí hậu:

a) Khí tượng:

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa 2139 mm/năm chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 – 1400 mm/năm.

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa đông bắc, mang đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng như sinh hoạt.

b) Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình trong năm là: 26 – 270C, nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 – 350C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16 – 18 0C. Biến thiên nhiệt độ, trong mùa mưa từ 5,5 – 80C; mùa khô từ 5 – 120C.

c) Độ ẩm:

Độ ẩm nhỏ nhất: 40% (vào tháng 3), độ ẩm lớn nhất: 86%, độ ẩm trung bình: 64,8% (vào tháng 8).

d) Chế độ mưa:

- Lượng mưa trong mỗi cơn mưa khá lớn nhưng thời gian mưa của mỗi cơn không kéo dài, thường kèm theo gió lớn. Lượng mưa lớn nhất là 353,7mm (mùa mưa). Do vậy thường gây hạn cục bộ vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa.

- Lượng mưa nhỏ nhất : 15,7 mm (tháng 1 và 2), lượng mưa lớn nhất  353,7 mm (tháng 9), lượng mưa trung bình : 158,2 mm. Số ngày mưa trong năm khoảng : 159 ngày.

e) Bức xạ mặt trời:

- Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.600 – 2.700 giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm 50 – 60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn trung bình 94900C và phân bố đồng đều theo mùa nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển và đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới.

- Bức xạ trung bình trong năm khoảng: 11,7 kcal/cm2/tháng, bức xạ cao nhất: 14,2 kcal/cm2/tháng, bức xạ thấp nhất: 14,2 kcal/cm2/tháng.

- Lượng nước bốc hơi trung bình trong năm từ 1.100 – 1.300 mm/năm, có khả năng đạt 1.800 mm/năm, trung bình tối đa trong tháng là 120 – 250 mm/tháng, tối thiểu là 40 – 70 mm/tháng.

f) Tốc độ gió:

Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình lan truyền các chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch. Tốc độ gió nhỏ hoặc gió lặng thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải.

Gió trong vùng có 3 hướng gió chính:

- Gió Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5, tốc độ 3 -4 m/s.

- Gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ 3 -4 m/s.

- Gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 1, tốc độ 2,4 -3 m/s.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết cây trồng – vật nuôi đều thiếu nước trong mùa khô. Trong quy hoạch cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất.​


Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất 
Chịu trách nhiệm: ông Trần Đức Hòa - Trưởng Ban biên tập Website 
Địa chỉ: Khu phố Lập Thành, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 
 Email: pvhtt-tn@dongnai.gov.vn​; UBND huyện Thống Nhất: Sđt 02513771168


Chung nhan Tin Nhiem Mang