Thứ 6 - 26/02/2016
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Toàn dân tham gia cài đặt ứng dụng VNeID và kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Toàn dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Huyện Thống Nhất: Nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Huyện Thống Nhất là địa phương có diện tích cây ăn trái khá lớn với nhiều chủng loại đa dạng. Nhận thấy nhu cầu đối với hoạt động du lịch sinh thái vườn trong những năm gần đây rất lớn, nhất là vào các tháng hè, nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện đã phát triển vườn cây ăn trái kết hợp phát triển du lịch sinh thái mang lại hiệu quả cao.

Anh Nguyễn Văn Thành - ấp 3, xã Lộ 25 đang dọn dẹp vừa cây để chuẩn bị đón khách du lịch.jpg
Anh Nguyễn Văn Thành - ấp 3, xã Lộ 25 đang dọn dẹp vừa cây để chuẩn bị đón khách du lịch

Những ngày này gia đình anh Nguyễn Văn Thành ở ấp 3 xã Lộ 25 đang tích cực chăm sóc, cũng như vệ sinh sạch sẽ vườn cây ăn trái rộng hơn 1,4 ha của gia đình với nhiều loại như chôm chôm thái, sầu riêng, mít, thơm, bơ để chuẩn bị đón các đoàn du khách từ khắp nơi đến trải nghiệm và thưởng thức. Anh Thành cho biết, trước đây vườn cây ăn trái của gia đình khi đến kỳ thu hoạch chủ yếu bán sản phẩm qua thương lái, hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt, sản phẩm từ nhà vườn đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều khâu trung gian, nên bị đội giá lên cao, sau khi tìm hiểu về loại hình du lịch sinh thái vườn anh Thành đã  cải tạo khu vườn của gia đình, tích cực quảng bá đến khách hàng trên các trang mạng xã hội và được du khách hưởng ứng. Chính vì vậy thu nhập từ vườn trái cây của gia đình cũng tăng cao hơn trước đây. Anh Nguyễn Văn Thành- ấp 3 xã lộ 25, huyện Thống Nhất cho biết: “Theo tôi hiện tại nhu cầu của người dân đi tham quan du lịch sinh thái rất nhiều ; Hiện tại ở vườn tôi trái cây rất nhiều, để người dân trên thành phố tgrải nghiệm thực tế cuộc sống người dân ở dưới này, nếu bình thường người dân thu nhập tầm 100 triệu, khi làm mô hình này khách vô tham quan trải nghiệm có thêm một phần nữa cho người dân”.

Đối với gia đình anh  Trần Văn Cự ngụ ấp 4, xã Lộ 25 ngoài phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái anh còn tận dụng diện tích mặt đất dưới các tán cây để nuôi ong lấy mật bán cho du khách mỗi khi tới vườn tham quan. Để  thuận tiện cho du khách bảo quản sản phẩm, anh đã áp dụng quy trình sản xuất mật ong bằng cách cho đàn ong xây tổ vào các hộp nhựa đã định hình sẵn, khi nào đàn ong xây bánh mật kín trong các hộp nhựa là anh có thể lấy ra bán trực tiếp cho du khách. Ông Trần Văn Cự- ấp 4, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất nói: “Nói chung sản xuất ra một lít mật truyền thống chi phí rất ít tiền chỉ tầm 50 đến 70 ngàn đồng một lít. Từ khi chuyển đổi mô hình qua cái này tầm 500gram đã có được 90 ngàn, thu nhập cao hơn, chất lượng mật tốt hơn cái cũ truyền thống của mình”.

Anh Trần Văn Cư- ấp 4, xã Lộ 25 đang giời thiệu về  bánh tổ ong bằng phương pháp mới.jpg
Anh Trần Văn Cư- ấp 4, xã Lộ 25 đang giời thiệu về  bánh tổ ong bằng phương pháp mới

Mặc dù bước đầu có tín hiệu tốt, tuy nhiên tại Thống Nhất, các mô hình du lịch cộng đồng còn đang ở giai đoạn kêu gọi đầu tư, còn mang tính tự phát nên các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp vẫn còn hạn chế; chưa thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm thực tế và mua sắm của khách du lịch; sự kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành chưa nhiều…tuy có nhiều tiềm năng nhưng khai thác chưa thật sự tương xứng. Cụ thể như: Cơ sở hạ tầng tiếp cận các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện; cơ sở vật chất tại điểm du lịch chưa đảm bảo chất lượng để phục vụ khách du lịch do hạn chế về nguồn vốn đầu tư, trình độ quản lý; sản phẩm còn đơn điệu.  Bà Phạm Nguyễn Thị Hoàng- Phó trưởng phòng VHTT huyện Thống Nhất cho biết: Để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình OCOP có hiệu quả, trong thời gian tới Phòng VHTT huyện sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nông dân về những lợi ích thiết thực từ việc phát triển nông nghiệp gắn với du lịch có quy hoạch,  xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp thế mạnh để thu hút đầu tư. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ khu vực nông thôn có ưu thế để phát triển du lịch, trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan sạch đẹp, môi trường trong lành; giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Mặt khác, cần tăng cường xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông thôn khi vào mùa quả chín.

Với nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện  Thống Nhất hy vọng người dân tích cực duy trì và phát triển bền vững vùng cây ăn trái an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái đặc trưng của vùng. Từ đó, giúp nhà vườn nâng cao thu nhập và có nhiều đóng góp tích cực xây dựng quê hương Thống Nhất ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bá Trực- Xuân Hải


Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất 
Chịu trách nhiệm: ông Trần Đức Hòa - Trưởng Ban biên tập Website 
Địa chỉ: Khu phố Lập Thành, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 
 Email: pvhtt-tn@dongnai.gov.vn​; UBND huyện Thống Nhất: Sđt 02513771168


Chung nhan Tin Nhiem Mang