Thứ 6 - 26/02/2016
MỪNG ĐẢNG QUANG VINH - MỪNG XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024)
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Toàn dân tham gia cài đặt ứng dụng VNeID và kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Năng suất, giá hạt điều thấp-nông dân lại tính đến chuyện chặt bỏ cây điều

Hiện nay bà con nông dân trên địa bàn huyện Thống Nhất đang bước vào vụ thu hoạch điều năm 2024. Vụ điều năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất điều giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá hạt điều cũng nằm ở mức thấp khiến người trồng kém vui.

Điều mất mùa, xuống thấp-nông dân gặp khó khăn.jpg 
Điều mất mùa, xuống thấp-nông dân gặp khó khăn

Vụ điều năm trước trên diện tích 1 héc ta, gia đình ông Lê Văn Thống ở xã Bàu Hàm 2 thu được 3,5 tấn hạt điều. Vụ năm nay năng suất điều ước tính giảm khoảng 1 nửa. Theo nhà nông này, nguyên nhân năng suất điều giảm là do ảnh hưởng của thời tiết. Vào thời điểm cây điều ra bông, đậu trái, ban ngày thì trời nắng nóng gay gắt, ban đêm nhiệt độ lại giảm sâu. Trời lạnh cộng với gió mạnh làm cho cây điều bị khô bông, tỷ lệ đậu trái thấp.

Năng suất giảm, trong khi giá hạt điều đang được thương lái thu mua cũng chỉ nằm ở mức từ 25-26,5 ngàn đồng/kg (bằng thời điểm cùng kỳ năm ngoái) nên người trồng điều như gia đình ông Thống vụ này coi như không có lời.

Ông Lê Văn Thống nói: “Tôi mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ để tăng giá hạt điều, còn cứ như thế này thì nhiều hộ đã chặt bỏ cây điều rồi. Giá cả cứ như thế này thì nhà nông không thể gắn bó với cây điều nổi nữa rồi. Phân bón thì con, giá điều thì giảm, kiểu này chắc bà con bỏ nghể trồng điều hết”.

Trong những năm gần đây, giá điều luôn nằm ở mức thấp, cùng với đó thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất cây điều không cao, lợi nhuận đem lại cho nhà nông ít nên nhiều hộ trên địa bàn huyện Thống Nhất đã chặt bỏ cây điều để trồng một số loại cây trồng khác.

Năm trước diện tích 0,8 héc ta, gia đình anh Hoàng Kim Điền ở ấp Lê Lợi, xã Bàu Hàm 2 canh tác cây điều. Tuy nhiên qua nhiều năm gắn bó, lợi nhuận mà cây điều mang lại không cao nên sau khi thu hoạch vụ điều năm ngoái, gia đình đã quyết định chặt bỏ toàn bộ cây điều để chuyển sang trồng bơ và sầu riêng. Vẫn biết việc chuyển đổi này là tự phát, chạy theo phong trào, khi cây bơ và cây sầu riêng đang cho thu nhập cao, không biết đến khi cây bơ và sầu riêng của gia đình cho thu hoạch thì có còn giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế hay không nhưng anh Điền vẫn phải quyết định phải chuyển đổi.

Điều xuống thấp một số nông dân đành chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác.jpg
Điều xuống thấp một số nông dân đành chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác

Anh Hoàng Kim Điền cho biết: “Trước mắt thì chuyển đổi thì cứ phải chuyển đổi thôi, còn sau này có làm sao thì mình cũng phải chấp nhận. Theo như sản xuất bây giờ thì cây ăn trái thì rất là nhiều nhưng mà mình không biết giá cả làm sao. Đất của mình thì cũng gắn bó với cây điều rất lâu rồi nhưng hiệu quả không cao, giờ muốn có hiệu quả kinh tế cao thì phải mạo hiểu chuyển sang hướng trồng cây trồng khác”.

Huyện Thống Nhất hiện có khoảng gần 2.000 ha cây điều, được trồng tập trung chủ yếu ở các xã: Bàu Hàm 2, Quang Trung, Hưng Lộc và xã Lộ 25. Tuy nhiên diện tích điều đang giảm qua từng năm. Nếu giá điều vẫn tiếp tục nằm ở mức thấp như những năm gần đây thì có lẽ sẽ còn nhiều nông dân đành chặt bỏ cây trồng lực của tỉnh để theo trồng các loại cây trồng khác.

Tiến Thụ 

Một cửa điện tử


Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất 
Chịu trách nhiệm: ông Trần Đức Hòa - Trưởng Ban biên tập Website 
Địa chỉ: Khu phố Lập Thành, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 
 Email: pvhtt-tn@dongnai.gov.vn​; UBND huyện Thống Nhất: Sđt 02513771168


Chung nhan Tin Nhiem Mang