Thời gian qua, huyện Thống
Nhất (Đồng Nai) chú trọng công tác phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi
xã một sản phẩm). Đồng thời, địa phương cũng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá,
tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng
nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn. Tính đến nay, trên địa
bàn huyện đã có 23 sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
trao quyết định sản phẩm ocop cấp huyện
Chuyển mình vươn lên từ khó khăn
Chia sẻ với chúng tôi về
quá trình xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, Ông Ngô Thanh Tùng-Trưởng
Phòng NN&PTNT huyện chia sẻ: những ngày đầu triển khai thực hiện chương
trình mỗi xã sản phẩm. Hầu như cán bộ phòng đã phảm bám sát cơ sở, tăng cường
công tác vận động, thuyết phục các hộ tham gia vào các chuỗi liên kết từ trồng
đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Mỗi anh em trong phòng trở thành “cán bộ dân vận
khéo” luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ từng hộ kinh doanh khi họ thấy băn khoăn
trong quá trình làm hồ sơ và đáp ứng bộ tiêu chí chấm điểm sản phẩm OCOP. Phòng
NN&PTNT huyện phối hợp Hội Nông dân huyện chính quyền các xã, thị trấn khảo
sát, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhận thấy hướng đi khả quan của
sản phẩm trong tương lai mới bắt tay vào làm”.
Sau khi đã xây dựng sản
phẩm của địa phương, anh em cùng đồng hành cùng với các cơ sở trong việc quảng
bá sản phẩm OCOP. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã chủ động
nghiên cứu chính sách để tham mưu UBND huyện đề xuất, kiến nghị Sở Khoa học
công nghệ hỗ trợ 12 chủ thể tham gia chương trình OCOP xây dựng nhãn hàng hóa,
Wesite, đăng ký sở hữu trí tuệ...Hỗ trợ máy móc, trang thiết bị cho 04 cơ sở với
tổng kinh phí 707,5 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp khuyến công cấp tỉnh. Hỗ trợ
các chủ thể tham gia các sàn thương mại điện tử Amazone, Alibaba, shoope,
Lazada...Liên hệ chợ Đầu mối Nông sản Dầu Giây thành lập gian hàng để quảng bá
sản phẩm OCOP tại địa phương.
cơ sở mật ong Quân Phát
Đưa sản phẩm OCOP huyện nhà ra thị trường thế giới.
Đến thăm cơ sở mật ong Quân Phát tại ấp 94, xã
Hưng Lộc. Anh Lộc Văn Quân chia sẻ với chúng tôi về hành trình gian nan của
mình. Anh kể những ngày đầu tiên, nhận thấy ở khu vực mình sống có tiềm năng
cho việc nuôi ong lấy mật, anh đã mạnh dạn đầu tư. Nhưng lúc đó chỉ đơn thuần
là thu hoạch và bán cho cơ sở chế biến mật ong. Nhưng bán trực tiếp như vậy giá
thành rất rẻ. Đến năm 2015, khi đã tích lũy được kinh nghiệm, anh mạnh dạn đầu
tư để thành lập Cơ sở mật ong Quân Phát.
Khi hỏi về khó khăn, anh
ngần ngại chia sẻ: Nhưng năm đầu anh khá chật vật với đầu ra của sản phẩm. Tuy
nhiên với quan niệm, nếu sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, anh tin sản phẩm
mình làm ra sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Cũng loay hoay mất thời gian rất
dài nghiên cứu thị trường, mở rộng các kênh bán hàng như trên sàn thương mại điện
tử, liên kết với một số siêu thị. Sau này nhờ kết nối từ bạn bè, anh bắt đầu
quyết định mở rộng hợp tác với các công ty xuất khẩu theo hình thức góp cổ phần.
Anh chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và quy cách đóng góp, còn đối tác sẽ
tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Ban đầu chỉ xuất khẩu mật ong, sau đó ông mở rộng
sang các sản phẩm chế biến như mật ong lên men, mật ong bánh tổ và nước màu mật
ong thay cho gia vị trong bếp. Đến nay anh đã gặt hái được quả ngọt đầu tiên,
khi sản phẩm của anh được chứng nhận sản phẩm OCCOP 3*, các sản phẩm đã được xuất
khẩu trung bình mỗi năm 1 ngàn tấn mật ong sang các thị trường khó tính như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, đồng thời tiêu thụ khoảng 300 tấn nội địa. Cơ sở một
năm thu mua của bà con nông dân trên địa bàn huyện khoảng từ 100 đến 150 tấn,
chưa tới 10% sản lượng của cơ sở; tôi rất mong muốn chính quyền địa phương định
hướng cho bà con nông dân xây dựng chuỗi liên kết, quy hoạch vùng nuôi ong lấy
mật”.
Ông Ngô Thanh Tùng cho
biết năm 2019, trên địa bàn huyện mới có 02 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm
OCOP 3* đến nay trên địa bàn huyện đã xây dựng 23 sản phẩm OCOP 3* với số sản
phẩm tiêu biểu đã được bán rộng rãi trên thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước
góp phần thành công trong chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Đến nay huyện đã hoàn thành bộ tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao và các sản
phẩm nông sản huyện dần có chỗ đứng trên thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước
ngoài.
Minh Nguyên